Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

NHỔ RĂNG KHÔN

19/04/2023
NHỔ RĂNG KHÔN

RĂNG KHÔN LÀ GÌ?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng thường mọc ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Răng khôn là răng cối lớn mọc cuối cùng của hàm dưới, hậu quả gây nên là răng thường bị mọc ngầm, mọc lệch cao do cung hàm không còn đủ chỗ để răng khôn mọc.

Những chiếc răng khôn có thể mọc thẳng mình thường, tuy nhiên chúng thường phải tìm hướng mọc khác so với những chiếc răng còn lại do thiếu chỗ để phát triển. Do đó, chúng có thể mọc nghiêng, mọc ngược về phía xương hàm, mọc chen chỗ các răng khác hoặc khi răng khôn nhú lên khỏi lợi được một phần thì tắc và ngừng mọc vĩnh viễn.

Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí gây khó chịu, dẫn đến sưng, đau đớn, thậm chí viêm nhiễm do khó vệ sinh, há miệng hạn chế và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn?

Lúc mọc răng khôn, bạn sẽ dễ dàng nhận biết kèm một số các dấu hiệu sau đây:

  • Sưng lợi:Đối với người trưởng thành, phần lợi đã chắc lại, xương hàm không còn phát triển nhiều về kích thước nên khi mọc răng khôn, lợi sẽ phải dãn ra và phồng lên. Đây là tình trạng sưng lợi, dấu hiệu dễ nhận biết khi mọc răng khôn.
  • Bị sốt và đau nhức đầu:Dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn ở người trưởng thành là sốt nhẹ và đau nhức đầu ngắt quãng hoặc âm ỉ.
  • Đau nhức quanh vùng lợi: Khi răng khôn bắt đầu nhú lên, ngay lập tức bạn sẽ thấy ê nhức từ bên trong, giảm giác này sẽ tăng theo sự phát triển dần của răng và kéo dài. Ban đầu sẽ đau nhức quanh vùng lợi mọc răng, nếu răng mọc lệch, sai vị trí sẽ dẫn đến đau răng hàm bên cạnh và các vùng còn lại.

KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?

Khi răng khôn mọc lệch và có những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến nha khoa hoặc bệnh viện kiểm tra nhằm ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn đối với các răng xung quanh.

Bạn được khuyên nên nhổ răng khôn trong các trường hợp cần thiết sau đây:

  • Răng khôn mọc ngầm, mọc chen lấn vào các răng lân cận lâu dài làm xô lệch cấu trúc của hàm.
  • Răng mọc lệch gây sưng viêm, đau nhức, nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
  • Răng khôn mọc ở góc trong cùng hàm gây cản trở việc vệ sinh răng miệng, tạo nên khe dễ bám thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên sâu răng, viêm nha chu.
  • Răng khôn mọc bình thường nhưng có hình dạng, kích thước khác thường so với các răng khác.

Vậy, có nên nhổ răng khôn hay không là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp răng khôn đều phải nhổ. Nếu răng khôn mọc bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì bạn không cần nhổ răng khôn.




QUY TRÌNH THỰC HIỆN

NHỔ RĂNG KHÔN

Bước 1: Khám tổng quát và chụp phim X-quang

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Theo đó, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám để đánh giá tình trạng tổng quát, cũng như khám kĩ để xem xét tình trạng, vị trí, mức độ tổn thương... của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp phim X-quang hàm răng để đánh giá hình ảnh chính xác về tư thế và vị trí răng khôn mọc, giúp nha sĩ nắm rõ và xây dựng kế hoạch nhổ răng phù hợp và ít sang chấn cho người bệnh

NHỔ RĂNG KHÔN

Bước 2: Thực hiện những xét nghiệm kiểm tra

Bệnh nhân sau đó được chỉ định lấy máu xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu và một số xét nghiệm liên quan khác. Nếu có vấn đề, nha sĩ có thể chỉ định dùng thuốc can thiệp cho quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường...nhằm loại bỏ yếu tố rủi ro và đảm bảo an toàn sau điều trị.

NHỔ RĂNG KHÔN

Bước 3: Tiến hành nhổ răng

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ răng cần nhổ để bệnh nhân có trải nghiệm dễ chịu và nhẹ nhàng, đặc biệt là không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện nhổ răng khôn. Đặc biệt là trước khi nhổ răng, nhân viên y tế cũng phải đảm bảo khử trùng dụng cụ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.

NHỔ RĂNG KHÔN

Bước 4: Tái khám sau nhổ răng

Sau quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được nha sĩ hướng dẫn cách vệ sinh và ăn uống phù hợp, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng sau khi nhổ. Trong 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ, nếu cảm thấy có vấn đề gì trong hàm răng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

LƯU Ý SAU KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ NHA KHOA THẠCH ĐÀ

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
NHỔ RĂNG KHÔN

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Dịch vụ liên quan

HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI NHA KHOA THẠCH ĐÀ